BỆNH SÂU RĂNG

Share:

SÂU RĂNG LÀ GÌ?

Nếu một ngày, có ai đó hỏi tôi Sâu Răng Là Gì? thì tôi xin thưa rằng: Sâu răng chính là một hay nhiều chiếc răng bị tổn thương, hư hỏng bởi những con vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng, chúng ăn mòn phá hoại cấu trúc của răng, tạo lên những lỗ sâu.
Sâu răng là hiện tượng của 1 hay nhiều chiếc răng bị hư hại, sâu răng tức răng bị sâu bởi vi khuẩn phá hoại cấu trúc răng

SÂU RĂNG DO VI KHUẨN

Sâu răng tức răng bị sâu, không kể răng hàm, hay răng cửa, răng sữa hay răng vĩnh viễn, răng nào cũng có thể bị sâu. Răng sâu bị hủy hoại bởi những vi khuẩn, chúng phá hoại các mô cứng, mô mềm của răng gồm: men răng, ngà răng, tuỷ răng. Chúng đi từ bên ngoài vào tạo thành lỗ sâu, dần dần lổ sâu to ra và phá hủy tất cả cấu trúc của răng. Nếu không được phát hiện và ngăn chặn hoặc không được sớm chữa trị, để tình trạng bệnh kéo dài lâu dần sẽ dẫn đến rụng răng là điều không thể tránh khỏi. 
Những ca nặng hơn có thể còn bị nhiễm trùng răng, nhiễm trùng xương hàm, viêm tủy răng, viêm hạch, viêm tủy xương, viêm chân răng, áp xe răng kèm theo các cơn đau dữ dội buốt lên tận óc, thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong. 
Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng do vi khuẩn gây lên.

Sâu răng không đơn giản chỉ là 1 căn bệnh vặt, nó còn đem đến cho ngươi mắc bệnh rất nhiều phiền toái. Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng kể trên, sâu răng còn gây ra những cản trở về giao tiếp, khiến bạn mất tự tin như hơi thở có mùi hôi, ngả màu men răng. Lâu dần sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý người bệnh.
Sâu răng là một căn bệnh quá phổ thông mà hầu hết ai cũng bị. Sâu răng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất thường thấy là ở trẻ em do ăn nhiều đồ ngọt và ăn quà vặt suốt ngày lại thiếu sự kỹ càng trong việc vệ sinh răng miệng, với phụ nữ mang thai hay đang nuôi con bú là lúc cơ thể thiếu hụt canxi trầm trọng.

NGUYÊN NHÂN SÂU RĂNG

Bệnh răng miệng nói chung, sâu răng nói riêng là một căn bệnh rất phổ biến có thể thấy ở bất cứ đâu và với ai. Nguyên nhân sâu răng bạn đã biết chưa? Không đơn thuần chỉ là từ đường, từ ăn uống đồ ngọt quá nhiều đâu bạn nhé. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ra sâu răng là gì thì, hôm nay mình sẽ cùng bạn tìm hiểu về Nguyên Nhân Sâu Răng trong bài viết này.
Tìm hiểu nguyên nhân sâu răng từ đâu, chủ yếu là do vệ sinh chưa tốt, vi khuẩn gây hại cho răng

- Nguyên nhân dẫn đến răng bị sâu thì có rất nhiều, nhưng nguyên nhân chính chủ yếu vẫn là do vệ sinh răng miệng chưa thật sự tốt bạn nhé, dường như vẫn còn nhiều bạn vệ sinh răng miệng chưa đúng cách, nhất là các bạn nhỏ của chúng ta. Bên cạnh đó là dohay ăn quà vặt, các đồ ăn ngọt, xơ và dai. Vi khuẩn gây sâu răng có sẵn trong miệng, khi có thức ăn dính lên bề mặt răng hay mắc trong các kẽ răng đặc biệt là đường và tinh bột. Sau thời gian vài giờ các vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo nên acid ăn mòn men răng tạo thành lỗ sâu. 
- Sau khi men răng bị ăn mòn thành lỗ, vi khuẩn và thức ăn càng có không gian lưu đọng lại ở đáy và thành bên các lỗ sâu, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy, lỗ sâu càng được mở rộng và tiến về phía tủy răng. Những người bị tụt lợi hở cổ răng và chân răng thì màng bám răng sẽ bám lên và bắt đầu quá trình phân hủy thức ăn tạo acid trên bề mặt cổ răng và chân răng, mô cứng của răng bị ăn mòn tạo thành lỗ sâu cổ răng. Người Việt Nam nói chung có thói quen dùng bàn chải cứng và chải ngang nên hay bị mòn cổ răng và chân răng làm lộ ngà chân răng, ngà chân răng bị hở nên nguy cơ bị sâu cổ răng rất cao.

TRIỆU CHỨNG SÂU RĂNG

Nói tới triệu chứng sâu răng thì hầu hết mọi người đều nói tới đau và phát hiện mình bị sâu răng là khi thấy hiện tượng đau răng trong lúc ăn uống, thậm chí đau khi không có tác động nào. Nhưng đó là khi răng sâu đã ở mức tương đối ngiêm trọng rồi. 
Tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết, triệu chứng của sâu răng

Còn dấu hiệu ban đầu, triệu chứng nhận biết được rằng bạn có đang bị sâu răng hay không, nhất là khoảng thời gian đầu, sẽ rất khó để phát hiện ra vì lúc này sâu răng mới chỉ xảy ra ở men răng. Nhưng nếu tinh mắt nhìn kỹ thì bạn có thể sẽ thấy được sự xuất hiện của những đốm trắng đục hoặc đen bất thường trên bề mặt men răng, nhất là các kẽ răng và rãnh răng ở mặt nhai (trên, dưới).
Trong thời gian này nếu không được phát hiện và có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời thì, vi khuẩn sẽ dần dần tấn công trực tiếp vào đến ngà răng. Lúc đó trên răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ cho tới to tùy mức độ, rất dễ nhận biết và có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Thậm chí đôi khi bạn sẽ cẩm thấy rất đau nhức phần răng bị sâu đó, nhất là khu vực kẽ răng nếu vi khuẩn tấn công vào đó.

Tìm hiểu các triệu chứng của bệnh sâu răng

TRIỆU CHỨNG SÂU RĂNG VIÊM TUỶ

- Khi chúng ta bị sâu răng ngoài những triệu chứng thường thấy như là đau, nhức, buốt tại chỗ, có thể kèm theo sưng nướu lợi. Thì ở vào giai đoạn cuối của sâu răng, những chiếc răng do bị phá hủy phần cứng lớp men, ngà răng rồi sẽ ăn sâu vào tới tủy răng, lúc này sẽ dẫn tới hiện tượng tủy răng bị viêm. Khi răng sâu đã vào tới tủy thì bạn sẽ thấy được ngay:
Cơn đau dữ dội hơn, nhức buốt hơn, đau cả một bên má, thậm chí là lan lên khu vực Thái dương đi theo đường dây thần kinh cho tới não bộ. Nhiều người sẽ xuất hiện triệu chứng sưng nguyên cả một bên mặt cùng bên với răng sâu, khiến bạn nhức nhối khó chịu, ăn không ăn được, ngủ cũng không yên. Thường thì mới viêm tủy sẽ hay đau vào buổi đêm, sau rồi vẫn chưa được chữa trị đúng cách sẽ đau nguyên cả ngày, bất cứ lúc nào. 
Ngoài ra răng sâu còn là một trong những nguyên nhân chính khiến hơi thở bạn có mùi hôi, thứ mùi không ai ưa, nó sẽ khiến bạn trở lên tự ti, ngại giao tiếp mỗi khi phải đứng gần ai đó.

QUÁ TRÌNH SÂU RĂNG TIẾN TRIỂN

Có bao giờ bạn thắc mắc rằng "Quá trình sâu răng tiến triển" diễn ra như thế nào chưa? Bản thân bạn đang bị sâu răng ở giai đoạn nào, mức độ nào? Để giải đáp những câu hỏi đó mời bạn xem bài viết dưới đây nhé.

- Sâu răng được hình thành sơ khai từ những vết đốm trắng đục, ngả màu vàng, những vệt đốm đen. Chúng thuờng xuất hiện ở các khe kẽ răng, rãnh răng trên bề mặt nhai của răng hàm là chủ yếu.
Sự tiến triển của sâu răng được chia ra làm 3 giai đoạn là sâu men, sâu ngà, sâu viêm tủy, trong đó mỗi giai đoạn lại có các triệu chứng khác nhau, cụ thể:

  • Sâu men

- Giai đoạn này mới chớm sâu răng, nên hầu như không có cảm giác đau răng hay ê buốt răng khi ăn nóng lạnh, chua ngọt gì cả.
- Vi khuẩn hoạt động dưới mảng bám răng phân hủy và lên men chất đường, tinh bột thành axit, axit phá hủy men răng. Tạo thành màu trắng đục hoặc màu vàng nâu trên bề mặt răng.

  • Sâu ngà nông

- Nếu không được điều trị, ngăn ngừa thì axit tiếp tục phá hủy lớp ngà răng tạo thành lỗ sâu, sau đó lỗ sâu ngày càng sâu và lan rộng ra. Lúc này người bệnh cũng chưa có triệu chứng đau gì nhiều, số ít cũng có thấy đau nhẹ. Nhất là khi bị kích thích bởi ăn nhai đồ xơ dai như thịt gà, hoặc đồ nóng, lạnh, chua, ngọt thì cảm thấy đau nhức, ê buốt ở những chiếc răng sâu. Nhưng khi dừng kích thích hay để vậy vài ngày cũng có thể tự khỏi đau răng. Hoặc uống vài viên thuốc kháng sinh là hết ngay.
- Tại lỗ răng sâu có ngà mủn, màu vàng hoặc nâu đen, độ sâu của lỗ sâu < 2mm.

  • Sâu viêm tủy

- Khi phá hủy qua lớp ngà, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng gây viêm tủy, nếu tiếp tục không được điều trị đúng phương pháp và kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng viêm tủy răng, nhiễm trùng tủy. Khi ăn hết tủy răng thì vi khuẩn tiếp tục ăn lan tới cuống răng gây ra viêm quanh cuống răng, có thể gây nhiễm trùng huyết. Lúc này người bệnh thấy đau dữ dội, nhức buốt lan khắp má tới thái dương lên đầu rất khó chịu. Trường hợp viêm tủy nặng sẽ xuất hiện hạch nổi ở cổ, sưng má mặt, 
- Lỗ sâu sâu từ 2 - 4 mm, nạo lỗ sâu thấy ê buốt và có nhiều ngà mủn.

PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG

Ai còn chưa cẩn thận chu đáo trong việc phòng ngừa sâu răng, thì mình khuyên thật sự hãy chú trọng đến vấn đề này ngay hôm nay nhé. Còn ai chưa biết cách phòng ngừa sâu răng sao cho hiệu quả nhất thì xem bài viết này, mình sẽ  chia sẻ hướng dẫn các bạn phòng ngừa sâu răng nói riêng, các bệnh răng miệng nói chung sao cho kết quả tốt nhất. 


Có lẽ ai chưa bị sâu răng thì chắc chưa thể hiểu hết được câu nói ông cha chúng ta đúc kết để lại "nhất đau mắt, nhì nhức răng".  Nó gây đau nhức, khó chịu kinh khủng khiếp, nhất là khi đã viêm tủy răng, khiến bạn không ăn không ngủ được vì đau.

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG HIỆU QUẢ

- Để phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả mọi người cần phải chải răng đều đặn ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Tùy vào điều kiện công việc, hoàn cảnh của mỗi người, nếu có thể chải răng thêm 1 lần vào thời điểm sau bữa ăn trưa thì càng tốt.
- Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới. Nên cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng và đầu lông bàn chải hướng về phía lợi, chuyển động của bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn và lùi dần từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng. Chải kỹ lần lượt từng nhóm răng cho tới khi sạch, thời gian ước tính trung bình để chải xong 1 hàm răng là 2-3 phút. Nên dùng những loại kem đánh răng có chứa fluor và tránh kem đánh răng có chứa chất tẩy hay làm mòn men răng.
- Dùng Tăm Chỉ Nha Khoa làm sạch kẽ răng: Các kẽ răng thường vẫn còn đọng thức ăn sau khi chải răng Nếu chải răng không thôi thì chỉ làm sạch được 80% bề mặt của răng, 20% còn lại là ở vùng kẽ răng dưới khe nướu và chỉ có chỉ tơ nha khoa làm sạch được vùng này bởi vậy nên sử dụng tăm chỉ nha khoa trước khi chải răng. Hiện đại hơn bạn có thể dùng tới Máy Tăm Nước Làm Sạch Răng, một thiết bị vệ sinh răng miệng rất tiện ích.
- Súc miệng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn có trong miệng, chất tạo mùi thơm…
- Tránh ăn vặt nhất là ăn vặt đồ ngọt, tránh ăn những thức ăn dai, xơ hay mắc răng và khó vệ sinh như lòng gia súc gia cầm, thịt gà…
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Uống nhiều nước sạch trung bình một người lớn nên uống từ 1,5l – 3l/ ngày.
- Hạn chế hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,…( bỏ được thì càng tốt )
​- Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa trị kịp thời.

HẬU QUẢ KHI NHỔ RĂNG

Chắc hẳn ít nhiều cũng có lần bạn thắc mắc rằng việc nhổ răng hàm hay răng cửa, nhổ răng vĩnh viễn của mình liệu có ảnh hưởng gì không, có tác hại hay để lại hậu quả gì khác không phải không nào. Để trả lời cho thắc mắc câu hỏi Hậu Quả Khi Nhổ Răng đó của bạn, mời bạn đọc hết bài viết này.
Những tác hại, hậu quả khi nhổ răng bạn có biết không?

Như bạn biết đấy, mỗi người chúng ta trong cuộc đời đều phải trải qua một lần đổi răng, đó là từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Việc thay răng này chúng ta phải nhổ những chiếc răng sữa đi để răng vĩnh viễn mọc thì không nói làm gì, đó là quy luật bắt buộc rồi. Nhưng còn răng vĩnh viễn thì khác, nhổ mất rồi thì không có chiếc răng nào được mọc lên để thay thế nữa. Thế cho nên y học ngày nay có sử dụng phương pháp cắm răng giả để thay thế khi phải nhổ răng, nhưng đồ giả thì sao mà bằng đồ thật được, đúng không nào? Nhược điểm của những chiếc răng giả này là: ăn nhai không thật, cảm giác không ngon, không được ăn đồ cứng, một thời gian thấy lỏng lẻo, cảm giác vướng bận, chi phí theo từng loại chất liệu nói chung cũng cao. Nhưng thôi, gạt qua một bên chuyện răng giả đó, vào trường hợp bất đắc dĩ , không còn cách nào để giữ thì muốn hay không muốn cũng phải nhổ bỏ thôi. Còn việc nhổ răng sẽ để lại một số hậu quả nghiêm trọng mình sẽ liệt kê dưới đây, bạn cần biết để từ nay chăm sóc răng miệng cho bản thân được tốt hơn nhé. Có như vậy mới không phải nhổ răng nữa.

NHỮNG TÁC HẠI KHI NHỔ RĂNG

Mất răng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn với mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất là đối với người cao tuổi. Bây giờ tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy những tác hại, hậu quả đáng chú ý nhất của việc nhổ răng:

1. Khó khăn trong việc ăn nhai

Nếu bị mất răng, lực nhai giảm sút nên không thể nghiền nhỏ thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về hệ tiêu hóa của người mất răng cao hơn người bình thường. Mặt khác, việc mất răng bắt buộc bệnh nhân phải chọn những thức ăn mềm hơn. Những thức ăn này đôi khi không nằm trong sở thích của bệnh nhân dẫn đến việc không hợp khẩu vị, gây ra tình trạng chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.

2. Xương hàm bị thoái hóa (tiêu xương hàm)

Lực nhai tác động lên răng gây ra sự kích thích đối với vùng xương hàm xung quanh răng. Chính sự kích thích này giúp duy trì mật độ xương. Nếu răng bị mất, lực tác động không còn, xương hàm sẽ bị tiêu dần. Khi xương hàm ngày càng tiêu bớt đi, dây thần kinh càng gần niêm mạc miệng. Nếu bệnh nhân sử dụng hàm giả thì hàm giả chạm vào dây thần kinh gây đau.

3. Lão hóa sớm

Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.

4. Ảnh hưởng đến các răng còn lại

Khi còn đầy đủ các răng thì mỗi răng sẽ nâng đỡ cho nhau, lực nhai trải đều ra. Khi răng bị mất, răng đối diện mất đi lực nâng đỡ và chúng có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống do răng bị mất gây ra. Hậu quả là gây cản trở hoạt động nhai và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau vùng thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng.
Đặc biệt, răng hàm bị mất sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn. Lực nhai sẽ tập trung vào vùng răng cửa, điều này làm cho chúng bị quá tải và có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần. Theo thời gian, khoảng trống răng cửa hình thành, làm ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt.
Hơn thế những chiếc răng sau khi nhổ sẽ để lại khoảng trống, là một trong những nguyên nhân chính làm cho hàm răng của bạn yếu đi và bị lung lay.

5. Ảnh hưởng đến xoang hàm

Khi tất cả răng hàm phía trên còn đầy đủ, xoang hàm vẫn giữ nguyên vị trí vốn có của nó ở khoảng giữa đầu và mũi. Nhưng khi răng hàm phía trên bị mất, xương tiêu dần, xoang hàm bắt đầu mở rộng ra và phá hủy xương hàm từ trong ra bên ngoài. Răng đối diện ở hàm dưới sẽ trồi lên và làm chấn thương nướu răng hàm trên. Nếu muốn phục hồi lại răng đã mất thì phải sử dụng phương pháp mổ nâng xoang.

6. Bệnh đau đầu do mất răng

Răng bị mất thì lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên, lực nhai tác động lên những răng kế bên tăng một cách bất thường làm ảnh hưởng đên dây thần kinh kết nối hai xương hàm (bệnh loạn năng thái dương hàm) gây đau đầu là triệu chứng thường thấy của bệnh này.
TAGS

Bài Viết Liên Quan

Để Lại Nhận Xét Của Bạn